Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, thì bún ở đây lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.
Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, thì bún của hành trình Phú Yên lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.
Là một món ăn không cầu kỳ, không cần quá nhiều công phu, trau chuốt mà nó giản dị và mộc mạc như chính vẻ đẹp của con người và cảnh vật Phú Yên. Bún mực được bày bán rất sẵn tại các hàng quán hải sản của Phú Yên từ tiệm trên phố cho tới những gian hàng sát bờ biển. Do đó, sẽ rất dễ dàng để bạn có thể thưởng thức hương vị bình dị này.
Từ lâu bún mực đã trở thành một món ăn đặc sản rất được ưa chuộng với mọi thực khách đến với trải nghiệm Phú Yên cũng như các tỉnh miền Trung nước ta. Bún mực Phú Yên có hương vị khác biệt, hoàn toàn không thể nhầm lẫn với bún mực của nơi nào khác.
Điểm đặc biệt ở món ăn này là vị mực giòn ngọt, nước dùng trong thơm mùi dứa và đẹp màu cà chua hồng đỏ. Bún mực cũng không đòi hỏi cao về nguyên liệu. Mực dùng để nấu bún là loại mức nhỏ và mực cỡ vừa chứ không cần mực to. Mực to mà nấu, món sẽ bớt vị ngon.
Chỉ mất vài phút để hoàn thành tô bún mực Phú Yên dân dã
Chế biến bún mực Phú Yên mất rất ít thời gian, chỉ khoảng vài phút đun trên bếp là món ăn đã được hoàn thành. Bún mực nấu xong phải ăn ngay khi nóng mới ngon, mực mềm giòn mà không dai, nước dùng nghi ngút khói, hương thơm nức mũi.
Chúng ta hãy cùng khám phá công thức bún mực truyền thống của người dân Phú Yên để có thêm những thông tin ẩm thực hữu ích cũng như làm phong phú thêm bữa cơm gia đình nhé.
Thành phần của món bún mực Phú Yên gồm có: mực trứng, bún, cà chua, dứa, hành lá, hành củ, giá đỗ, các loại rau thơm.
Mực nấu bún chỉ cỡ ngón tay cái, thân mình màu tím nhạt, sau khi rửa sạch thì chỉ việc cắt đôi hoặc để nguyên con cũng được. Cà chua rửa sạch, bổ thành các múi. Dứa sau khi được gọt vỏ, cắt bỏ mắt cẩn thận thì cũng cắt thành các miếng vừa ăn. Dứa này sẽ được dùng để tạo vị chua ngọt đặc trưng cho món bún. Các loại hành lá, rau thơm rửa sạch, cắt thái tùy theo từng loại.
Nấu bún mực Phú Yên, chúng ta bắt đầu bằng việc cho cà chua và dứa vào đun trước với nước sôi. Sau khi dứa và cà chua mềm, nước ngọt và có màu đẹp mắt thì cho tiếp mực vào, đun cho mực vừa chín tới, thịt săn. Lúc ấy, chúng ta cần tiến hành nêm nếm lại nước dùng cho vừa miệng. Cuối cùng là thêm hành lá vào cho thơm.
Bún mực mộc mạc như chính vẻ đẹp của con người và cảnh vật Phú Yên
Tiếp đó, ta cho bún ra tô lớn, chan nước dùng rồi bày phần mực lên trên mặt bát cho đẹp mắt. Bún mực được dọn ra ăn cùng với các loại rau sống và bát nước mắm chua cay. Khi ăn, thực khách sẽ nếm được độ giòn ngọt của mực tươi, nước dùng đầy đủ chua cay mặn ngọt nhưng vị chua nổi trội hơn, sợi bún mềm dai, không nhão nát, rau sống tươi non, dậy mùi thơm.