Hàng năm cứ vào ngày mùng 6/2 âm lịch (ngày nhận sắc lệnh) và ngày 19/9 âm lịch (ngày mất) người dân Phú Yên tổ chức Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh với sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân và khách thăm quan gần xa. Lữ khách có thể tham gia vào các trò chơi dân gian như đánh bài chòi, kéo co, thi nấu cơm, bắt vịt dưới sông, thi đấu cờ tướng, cờ người, đập ấm đất… thể hiện nét văn hóa truyền thống của người dân sinh sống trên vùng đất Phú Yên. Cùng tìm hiểu và cảm nhận điều này cùng các Chương trình Phú Yên.
Khi đến di tích Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, khách thăm quan được tham quan tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của ông qua các tư liệu sắc lệnh, sắc phong. Để tưởng nhớ người có công lao to lớn đối với vùng đất Phú Yên,
Danh nhân Lương Văn Chánh quê ở Thanh Hóa, lúc khởi nghiệp theo giúp chúa Trịnh Tùng lập được nhiều chiến công nên được phong chức “Thiên võ vệ Đô chỉ huy sứ”, làm quan dưới thời Lê Trung Hưng, chức “Đô chỉ huy sứ”, tước “Phù Nghĩa hầu”. Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân vào ổn định vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả.
Do lập công lớn nên Lương Văn Chánh được đặc tiến “Phụ quốc thượng tướng quân” và được giao điều hành huyện Tuy Viễn trấn An Biên. Ngày 6/2/1597, ông được chúa Nguyễn Hoàng giao nhiệm vụ đưa lưu dân vào khai khẩn vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (tức Phú Yên ngày nay).
Lương Văn Chánh đã cùng các phụ tá tổ chức cho dân khai khẩn đất đai gắn với quy dân lập ấp, khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng đất châu thổ các sông Cái, Đà Rằng, Bàn Thạch để tổ chức sản xuất… Nhờ thế, vùng đất này phát triển thành một vùng nông nghiệp trù phú, cuộc sống của nhân dân nhanh chóng ổn định... Với tài năng, công lao của Lương Văn Chánh, cùng ý chí sức mạnh của nhân dân địa phương, những năm đầu thế kỷ XVII, vùng đất trấn biên đã trở nên trù phú, xóm làng đông đúc, là cơ sở để chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa vào năm 1611.
Năm Tân Hợi 1611, Lương Văn Chánh qua đời, các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn đều ban sắc phong Lương Văn Chánh đến “Thượng Đẳng Thần”. Lương Văn Chánh được nhân dân địa phương suy tôn là Thành Hoàng và lập đền thờ ghi nhớ công lao to lớn của ông đối với vùng đất Phú Yên.
Đền thờ và mộ danh nhân Lương Văn Chánh đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996, được trùng tu tôn tạo khang trang.
Trong khuôn khổ lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh, Ban tổ chức còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như kéo co, cưỡi ngựa đoạt cờ, hô bài chòi, đập ấm đất, nhảy thụng…