==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Phú Yên- Núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) - ngọn núi tên tuổi vào bậc nhất của tỉnh Phú Yên là danh thắng cấp quốc gia. Trải qua thời gian, núi Đá Bia đã in sâu trong tâm thức bao thế hệ người dân đất Phú. Đá Bia sừng sững giữa gió núi, mây ngàn là chứng tích biết bao sự kiện bi hùng của vùng đất một thời mở cõi, dựng nước và giữ nước.

Nét cuốn hút hồ Hóc Răm ở Phú Yên Nét cuốn hút hồ Hóc Răm ở Phú Yên

trải nghiệm Phú Yên - Núi Đá Bia

Núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) - ngọn núi tên tuổi vào bậc nhất của tỉnh Phú Yên là danh thắng cấp quốc gia. Trải qua thời gian, núi Đá Bia đã in sâu trong tâm thức bao thế hệ người dân đất Phú. Đá Bia sừng sững giữa gió núi, mây ngàn là chứng tích biết bao sự kiện bi hùng của vùng đất một thời mở cõi, dựng nước và giữ nước.

Núi Đá Bia - Ảnh 1

Núi Đá Bia gắn với một sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt vào thế kỷ XV, dưới triều đại nhà Lê. Đó là sự kiện vua Lê Thánh Tông thống lĩnh cuộc nam chinh đánh thành Đồ Bàn, mở rộng bờ cõi về phía nam vào năm 1471. Sau chiến thắng tại Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức cuộc hành quân vượt đèo Cù Mông tiến về phía nam đến dãy núi Đại Lãnh, chọn lấy một ngọn núi cao và cho khắc chữ vào khối đá lớn trên đỉnh núi với mục đích phân định ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: “Núi Thạch Bi ở Phú Yên là chỗ tiên triều phân định địa giới với Chiêm Thành, núi đến rất xa, tự đầu nguồn liên lạc đến bờ biển. Núi này cao hơn núi khác. Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lấy đất đặt xứ Quảng Nam, lập dòng dõi vua Chiêm Thành cũ, phong cho đất từ núi ấy trở về phía tây, tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới, xoay lưng về phía bắc, mặt về phía nam, lâu ngày dấu chữ đã mòn mất”. Sự kiện này cũng được ghi lại trong nhiều sách sử khác như: Hoàng Việt dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Phương đình dư địa chí, Xứ Đàng Trong (Phan Khoang), Địa dư tỉnh Phú Yên...

Về nội dung văn bia, các tài liệu có sự giải chép khác nhau, tựu trung có 3 nội dung như sau: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết” nghĩa là “Chiêm Thành vượt qua nơi này, binh thua nước mất, An Nam vượt qua nơi này, tướng chết quân tan”; hoặc “Dĩ nam Chiêm Thành, dĩ bắc dân triều mệnh Việt Nam” nghĩa là “Từ đây về nam là Chiêm Thành, từ đây về bắc dân chịu mệnh Việt Nam”; cũng có tài liệu nói rằng văn bia chỉ là hai chữ “Hồng Đức”, là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông.

Núi Đá Bia - Ảnh 2

Núi Đá Bia cao 706m, sừng sững uy nghi ở phía bắc dãy đèo Cả. Trên đỉnh núi là một khối đá khổng lồ cao 76m, có hình thù kỳ lạ, sáng sớm hay về chiều thường có mây trắng bao phủ chung quanh, khi ẩn khi hiện.

Hệ sinh thái được bảo tồn khá phong phú với những loài thực vật và động vật đặc trưng của rừng nhiệt đới. Đứng trên đỉnh núi Đá Bia có thể hướng tầm nhìn về những địa danh nổi tiếng như: vịnh Vũng Rô, đèo Cả, bãi Bàng, bãi Môn - mũi Điện, núi Hiềm, biển Hồ, đập Hàn, vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)…

Núi Đá Bia - Ảnh 3

Từ xa xưa, núi Đá Bia được xem là ngọn núi thiêng với tên gọi là Lingaparvata (có nghĩa là Linga - đấng đại sơn thần, hiện thân của thần Siva trong tín ngưỡng của người Chăm). Năm 1836, vua Minh Mạng cho thể hiện hình tượng dãy núi Đại Lãnh (có cả núi Đá Bia) vào Tuyên Đỉnh, một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu ở Đại Nội kinh thành Huế.

Với những cứ liệu lịch sử cùng địa thế, cảnh quan, hệ sinh thái đặc biệt, núi Đá Bia được công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 2008.

Xem Thêm Chương trình Phú Yên Hấp Dẫn

Núi Đá Bia,Nui Da Bia

Núi Đá Bia,Nui Da Bia
15 1 16 31 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==