Cuộc sống tất nập, nhưng dù bận đến mấy, người Hà Nội vẫn chờ mong tết đến. Ký ức lúc nào cũng đẹp hơn, "ngày xưa" bao giờ cũng thơ mộng hơn.Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, đôi lúc trong lòng mỗi người lại trầm mặc nghĩ về "Tết xưa", "Tết nay" với nhiều sự so sánh, nhiều tiếng thở dài, và cả nhiều hy vọng mới.
Cuộc sống tất nập, nhưng dù bận đến mấy, người Hà Nội vẫn chờ mong tết đến. Ký ức lúc nào cũng đẹp hơn, "ngày xưa" bao giờ cũng thơ mộng hơn.Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, đôi lúc trong lòng mỗi người lại trầm mặc nghĩ về "Tết xưa", "Tết nay" với nhiều sự so sánh, nhiều tiếng thở dài, và cả nhiều hy vọng mới.
Cùng ngắm Hà Nội thân yêu đổi thay qua bao mùa Tết đến...
Pháo Tết
Hà Nội xưa, Tết nhà nào cũng phải có vài bánh pháo. Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng. Tiếng pháo như tiếng vui chào rộn rã đón rước ông bà tổ tiên về vui vầy cùng con cháu sum họp, đón ông táo về nhà giữ ấm cúng bếp núc, đón ngài Hành Khiển về phù hộ gia chủ.
Những dây pháo hồng ngày Tết.
Nay, việc đốt pháo bị cấm. Vào đêm giao thừa, sẽ có bắn pháo hoa.
Lì xì ngày Tết
Truyện dân gian kể lại, ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già… Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nào thoát ra ngoài được. Nhưng vào đêm giao thừa, khi tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, lũ yêu tinh lại có cơ hội tự do. Có một loại yêu quái gọi là con Tuy thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con Tuy hại con mình.
Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Xưa, chỉ có trẻ em nhà giàu mới có lì xì.
Nay, hầu hết các trẻ em đều có được niềm vui đó.
Chơi Tết
Sau "ăn Tết" là đến "chơi Tết". Hà Nội xưa "đi chơi tết" có nghĩa là ra ngoài ngắm phố phường, thăm hỏi bạn bè, họ hàng. Nay, "đi chơi Tết" còn có nghĩa là đi thăm quan.
"Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An...".
Hai mẹ con chở nhau đi trên đường vào những năm 90, xa xa là những quầy hàng bán bóng bay.
Tết nay được nghỉ dài ngày, nhiều gia đình cùng nhau đi trải nghiệm.
Chợ Tết cuối năm
Tết mỗi năm chỉ có một lần, tiền tiết kiệm cả năm cũng chỉ chờ dịp này để tiêu cho "thoải mái". Nào mua sắm bánh mứt chè thuốc tiếp khách, nào cắm thêm bình hoa tươi, nào mua cho con trẻ tấm áo mới. Tâm lý sắm Tết của người Hà Nội xưa nay vẫn vậy, khác ở chỗ các mặt hàng mỗi năm lại thêm phong phú hơn, náo nhiệt hơn.
Chợ Tết cuối năm
Chọn con gà cho mâm cúng giao thừa
Những mặt hàng của Tết nay đã phong phú hơn, "lấp lánh" hơn rất nhiều...
...và hơn Tết xưa vì có "ngày hội giảm giá"
Cúng tổ tiên, đi chùa đêm giao thừa
Người Hà Nội coi trọng đời sống tâm linh bất kể thời kỳ nào. 23 tháng Chạp, nhà nhà cúng tiễn ông Táo lên chầu Giời. Đêm giao thừa, bầy mâm cỗ chay ra ngoài trời, cúng ông Hành khiển cũ đi, đón ông Hành khiển mới đến, gọi là tống cựu nghinh tân, mong sang năm mới thánh thần phù hộ cho an khang tấn tới. Sáng mùng một các đền chùa đông nghịt người đi lễ sớm đầu năm. Đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã, chùa Trấn Quốc, chùa Bà Đá, đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ...
Khung cảnh đón Tết xưa giản dị với ấm trà, khay mứt, bình hoa nho nhỏ
"Phú quý sinh lễ nghĩa" - Tết Nay dường như cầu kì hơn, màu sắc hơn.
Đã trở thành thông lệ, người Hà Nội bao giờ cũng bắt đầu ngày đầu tiên của năm mới bằng việc đi lễ chùa. Đi chùa đầu năm không chỉ đơn thuần là cầu tài cầu lộc, mà quan trọng hơn, đó là cách để mỗi người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng mong chờ một năm mới an lành.
Những bó hương phơi cuối năm.
Một người phụ nữ đi chùa cầu an ở đền Quán Thánh những năm 90.
Khung cảnh đi lễ chùa Tết 2012 dường như không có gì thay đổi.
Bánh chưng xanh
Bánh chưng là món dân tộc cổ truyền. Ngày xưa chỉ Tết mới có bánh chưng, bây giờ ngày thường cũng có. Mâm cỗ tết không thể thiếu bánh chưng vuông vức, xanh rờn màu cốm non, được cắt bằng sợi lạt tước nhỏ.
Bánh chưng xưa..
Và nay...
Chọn hoa tết
Người Hà Nội thích chơi hoa tết. Nhà ai cũng phải có một cành hoa tết, mà với người Hà Nội thì hoa đào là số một, như một mặc định đã đến Tết thì phải có hoa đào. Vì thế mà đã hơn 500 năm, chợ Hoa Hàng Lược đã mở ra để đón xuân, để cung cấp biết bao nhiêu triệu cành đào cho dân thành Thăng Long hào hoa phong nhã. Ngày nay, chợ hoa Hàng Lược đã trở thành chật hẹp, phải mở thêm một chợ hoa mới, trải dài từ đường Yên Phụ, suốt đường Âu Cơ bắt sang đường Lạc Long Quân. Mấy ngày áp tết, con đường này biến thành sông hoa, nhiều nhất là hoa đào.
Xưa: Cô gái Hà Nội bên chợ hoa Tết
Và nay: Tần ngần chọn một cành đào cho năm mới( Ảnh: TNTY)
Đường phố vắng lặng
Hà Nội là đất kẻ chợ, quanh năm buôn bán. Từ xưa đất Hà Nội đã đông đúc thương lái từ khắp nơi đổ đến làm ăn, đến Tết mới trở về quê hương. Do đó, cứ đầu năm Âm Lịch, Hà Nội lại trở nên vắng lặng, trong lành và trầm tịch.
Một góc phố Khâm Thiên xưa...
... và nay.