Có một vị trí địa lý thuận lợi, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về phía Đông Nam, thuộc địa phận của thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Một địa điểm chỉ cần đứng từ xa cũng có thể thấy rõ được ngọn hải đăng Mũi Điện.
Có một vị trí địa lý thuận lợi, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về phía Đông Nam, thuộc địa phận của thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Một địa điểm chỉ cần đứng từ xa cũng có thể thấy rõ được ngọn hải đăng Mũi Điện.
Ngoài cái tên Mũi Điện, người ta cũng có thể gọi nó là hải đăng Đại Lãnh, điểm cực đông đón lấy những tia nắng đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Thế nhưng, sẽ có bao nhiêu người tự hỏi rằng “Vì đó là điểm rạng đông nên người ta thường chỉ cố gắng tới đây vào sáng sớm mà không phải là những thời điểm khác”. Bởi vậy, khi đi khám phá Phú Yên các bạn hãy thử đặt chân tới khu vực này, vào những thời điểm khác xem chúng có những điều gì nổi bật.
+ Thứ nhất, phải nói tới cung giờ hoàng đạo 4h sáng đến 7h sáng, một thời điểm đẹp để đón ánh bình minh, tận hưởng những cơn gió nhè nhẹ, thoáng mát trong khí trời mờ sáng. Hướng mắt về phía xa nơi có đường chân trời thẳng tắp “Hình ảnh về một trái cam đỏ rực dần dần nhô lên khỏi mặt biển”, một thời điểm cho những bức ảnh, thước phim về sáng sớm ở hải đăng Mũi Điện.
+ Thứ hai, là khoảng thời gian từ 8h sáng đến 10h sáng, ánh nắng lúc này đẹp không thể tả nổi, người ta chỉ cần biết rằng “Đây là những tia nắng đem lại một nguồn năng lượng dồi dào, không quá gây hại khi tiếp xúc, mà còn đẩy mạnh quá trình hấp thụ các vitamin đặc biệt có lợi cho cơ thể”. Công việc của các bạn chỉ đơn thuần là dạo bộ trên các dãy hành lang trắng dài để tản mạn chụp ảnh. Hay ngả mình ngồi xuống, lưng tựa vào đá, hai mắt nhắm dần để tận hưởng cái cảm giác ấm áp từ ánh nắng chiếu vào.
+ Thứ ba, là thời điểm mặt trời đứng bóng, được kéo dài từ 11h trưa cho tới 14h chiều. Nắng lúc này không còn tốt cho cơ thể, nhưng chúng lại có thể tạo ra được những khoảng sáng tối đặc trưng cho lý thuyết tạo ảnh. Thời điểm này, nó còn đưa con người ta rơi vào trạng thái yên ắng trong giờ trưa, gió biển thì thỉnh thoảng mới có vài luồng, còn tiếng sóng thì vẫn cứ nhẹ nhàng như những bản giao hưởng. Có lẽ, khoảng thời gian này các bạn phải chọn những góc máy phù hợp nhất để chụp ảnh, vừa bắt chọn được cái nắng lẫn bóng râm, lại vừa có thể không bị chói mắt lẫn say nắng. Nhưng nếu ai đó có ý định bước chân lên ngọn hải đăng để chụp ảnh thì cũng chưa chắc đã đẹp bằng đứng ở dưới đâu.
+ Thứ tư, là thời điểm xế chiều, tập trung chủ yếu vào lúc 17h. Một khoảnh khắc ấn tượng khó phai khi ông mặt trời lần thứ hai di chuyển rất nhanh nhưng cắm mình xuống biển. Hoàng hôn lúc này đẹp lắm “Phía sau lưng là ngọn hải đăng, còn phía trước là quả cam đang dần hạ xuống”, nhưng cảnh vật thì lại buồn, nó giống như kiểu ánh sáng tắt dần để nhường chỗ cho đêm tối vậy.
+ Thứ năm, đây chính là khoảng thời gian huyền ảo nhất trong ngày, được kéo dài từ 21h tối cho tới 3h sáng ngày hôm sau “Với gió thì lồng lộng mát mẻ, với sóng thì ào ạt vỗ bờ, chưa kể mặt hướng lên cao, mắt nhìn sao trời… Thôi không miêu tả thêm gì nữa đâu”. Nhưng nếu để ý kỹ đến ngọn hải đăng, khi ánh đèn của nó được chiếu ra xa, tít ngoài biển rộng, rồi chuyển hướng theo những góc độ được thiết lập sẵn, thì các bạn sẽ có một cảm giác buồn, nỗi buồn này nó khó tả lắm “Có thể là nỗi nhớ nhà, cũng có thể là nhớ một ai đó, hay cũng có thể là do bối cảnh không gian hiện tại đang chi phối cảm xúc của chúng ta theo một khía cạnh nào đó”.
Và đó cũng là những khoảng thời gian để các bạn có được trọn vẹn một ngày vui chơi, thả mình trong không gian xung quanh của ngọn hải đăng Mũi Điện. Theo Chương trình Phú Yên thì các bạn thử đi với một nhóm đông người, rồi làm một bữa lửa trại về đêm ở đó xem thế nào, nhưng nhớ các bạn cứ hỏi những nhà quản lý ở khu vực đấy trước đã, cho nó chắc ăn nhé, không nhỡ đâu bị phạt thì đúng là “Cảnh đẹp luôn mang những nỗi buồn”.