==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nằm tại thôn Cù Lâm Bắc, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, làng rượu Bàu Đá nổi tiếng thơm ngon với những tín đồ của men rượu.

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km, loại rượu này từng là chất dẫn khoái khẩu cho các thi sĩ làm thơ trong thời kỳ cổ đại. Kéo dài qua nhiều năm lịch sử, số hộ gia đình duy trì nghành nghề truyền thống này hiện tại vẫn còn có hơn 1000 hộ dân.

1. Gắn liền với cái tên, luôn luôn tồn tại với một câu chuyện về lịch sử. Khi xưa kia, Bàu Đá vốn dĩ là tên của một bàu nước, khu vực cấp nước cho cả ngôi làng, ngoài sinh hoạt ra thì người dân còn dùng nước để chưng cất rượu. Thời gian trôi qua, thời tiết khắc nghiệt, trời đất chuyển mình, nguồn nước cổ xưa cạn dần theo năm tháng. Giờ đây, nguồn nước còn sót lại để ủ men, cất rượu chỉ là những mạch nước ngầm từ giếng của các hộ dân trong làng.

Men say Bàu Đá ngấm lòng khách thăm - Ảnh 1

2. Kỹ thuật nấu rượu, với nguyên liệu thì nó chỉ đóng vài trò là điều kiện cần để sản xuất ra rượu, còn muốn có rượu ngon thì cần phải đạt được điều kiện đủ là phương pháp truyền thống.

  • Để có một lít rượu Bàu Đá, người ta sẽ phải nấu rượu bằng gạo lứt với một tỉ lệ tương ứng. Thông thường, cứ 5 kg gạo sẽ đạt được gần 4 lít rượu, thời gian áng chừng mất khoảng 6 tiếng đồng hồ.
  • Dụng cụ nấu rượu cổ xưa người ta dùng tre, sau đó chuyển dần về đồ sành và trong hiện tại còn sử dụng thêm cả thủy tinh. Thế nên, rượu Bàu Đá được tạo ra sẽ có những mùi vị đặc trưng tương ứng với các đạo cụ chưng nấu.
  • Công đoạn chưng cất được đánh giá là tỉ mỉ nhất, không vội vàng, lửa dùng phải liên tục không quá to thì mới có thể vắt cạn được tinh chất trong gạo.
  • Với người nấu rượu lâu năm thì chỉ cần ngửi không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu ra sao, chưa kể một trong những phương pháp truyền thống của các cao nhân tiền bối để lại “Không cần ngửi, chẳng cần nếm, chỉ cần lắng nghe những giọt rượu rơi xuống va vào vại sành, tiếng nó ra sao thì chất rượu sẽ vậy”.
  • Trung bình rượu thường nấu ra có nồng độ rất cao, khoảng hơn 50 độ, người dân phải mất thêm một khoảng thời gian chưng ủ nữa để loại bỏ những độc tính không mong muốn thì rượu mới trở thành đặc sản thơm ngon.

Men say Bàu Đá ngấm lòng khách thăm - Ảnh 2

3. Làng Bàu Đá rực mùi men say, với một chuyến thăm quan làng nghề truyền thống này, chúng ta sẽ bắt gặp cảnh tượng nhà nhà nấu rượu. Nhưng buồn ở chỗ, chất lượng đang bị suy giảm vì cuộc sống mưu sinh lẫn nhu cầu xã hội tăng cao, còn để tìm đến một gia đình có tâm vẫn chắt chiu lưu giữ món nghề truyền thống thì cực kỳ là hiếm hoi.

Men say Bàu Đá ngấm lòng khách thăm - Ảnh 3

4. Mua rượu Bàu Đá ở đâu? Nếu có cơ hội đến ngôi làng này thì mua luôn tại đây là hợp lý nhất, tuy nhiên cần phải thỏa thuận với họ rằng “Nồng độ rượu cho phép phải đúng theo tiêu chuẩn phần trăm mà khoa học đưa ra”. Còn nếu không thể tới khám phá ngôi làng, thì các địa điểm sau đây sẽ là nơi chúng ta tìm tới.

  • Cửa hàng Thanh Liên, 128 Chương Dương, Tp Quy Nhơn, Bình Định.
  • 03D Tăng Bạt Hổ, Tp Quy Nhơn, Bình Định.
  • Đặc sản Quê Hương, Quốc Lộ 1A, Phù Cát, Bình Định.
  • Cửa hàng đặc sản Bình Định Như Ý, 156 Nguyễn Huệ, Tp Quy Nhơn, Bình Định.
  • Cửa hàng đặc sản Phương Nghi, 115-117-119 Quy Nhơn, Bình Định.
  • Cửa hàng Mận Khoa, 58 Vũ Bảo, Quy Nhơn, Bình Định.

Men say Bàu Đá ngấm lòng khách thăm - Ảnh 4

Người xưa mượn rượu giải sầu, thi sĩ mượn rượu làm thơ, còn chúng ta thì sẽ mượn rượu để làm một chuyến khám phá ngôi làng nấu rượu truyền thống Bàu Đá. Và đây chính là điểm đến đầy thú vị mà Chương trình Phú YênQuy Nhơn muốn gửi tới các bạn.

Men say của rượu Bàu Đá ngấm sâu lòng khách thăm

Men say của rượu Bàu Đá ngấm sâu lòng khách thăm
61 6 67 128 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==