Một trong những làng nghề truyền thống khá đặc biệt “Chỉ trồng dâu nuôi tằm và bán nguyên vật liệu, chứ không sử dụng các nguyên liệu để tạo ra thành phẩm quần áo”. Thế nên, phải nói rằng quy trình nuôi tằm tại đây khá công phu và điêu luyện, ứng với câu nói của người xưa “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Và đây cũng chính là tâm điểm của chuyến hành trình khám phá lần này.
Một trong những làng nghề truyền thống khá đặc biệt “Chỉ trồng dâu nuôi tằm và bán nguyên vật liệu, chứ không sử dụng các nguyên liệu để tạo ra thành phẩm quần áo”. Thế nên, phải nói rằng quy trình nuôi tằm tại đây khá công phu và điêu luyện, ứng với câu nói của người xưa “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Và đây cũng chính là tâm điểm của chuyến hành trình khám phá lần này.
1. Vị trí lý tưởng, làng nghề nằm tại thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Bên cạnh bờ sông Ba, nơi có khí hậu dễ chịu, đất đai màu mỡ, một mảnh đất tốt để trồng Dâu nuôi Tằm.
2. Hình thức nuôi tằm, trước tiên cần phải nói rằng “Tằm ở đây sướng như công chúa hoàng tử, thậm chí còn có nhiều người gọi đó là Tằm công tử”. Bởi chúng được nuôi ngay tại trong phòng khách của mỗi gia đình.
Lý do thì cũng khá đơn giản, ngoài việc nuôi Tằm, người dân nơi đây vẫn còn nuôi thêm cả lợn, bò, gà, vịt, thế nên nếu để tằm ở ngoài sân thì sẽ bị ảnh hưởng bởi những mùi khó chịu, còn nếu để trong bếp thì lại ngột ngạt hơn. Cho nên tằm để trong nhà sẽ vừa được thoáng mát, lại vừa được sạch sẽ.
3. Khổ công nuôi tằm, phải nói tằm ở đây rất kén ăn, cứ thấy mùi lạ là bỏ ăn tuyệt thực cho đến chết. Thế nên, người dân trong thôn có rất nhiều nguyên tắc sinh hoạt, ăn ở, ngủ nghỉ đặc trưng.
Bên cạnh đó, còn phải kể tới các giá đỡ nuôi tằm cũng rất bài bản “Phía dưới được nâng bởi 4 chiếc chén đựng nước để tránh kiến bò lên, còn bên trên thì giăng màn che để tránh bò sát xuống cắn”.
4. Quy trình nuôi tằm, đây là một nghề truyền thống được truyền lại từ bao đời nay, người dân trong thôn thường hái lá dâu bên ngoài bờ sông Ba về cho tằm ăn. Là một quy trình thì cần phải có đầu có cuối, nhưng khổ một nỗi mỗi khu vực khác nhau thì họ lại có những công đoạn khác biệt, chưa kể chúng ta là người đi khám phá, trải nghiệm khám phá, nên phải tận mắt chứng kiến thì mới hiểu rõ được các công đoạn, thế nên tạm thời các bạn có thể hiểu sơ sơ rằng “Tằm non được nuôi bằng lá dâu cho đến lúc trưởng thành, sau đó tiến hành ủ trứng tạo kén cũng là công đoạn tằm bắt đầu nhả tơ, sau khi vòng đời của tằm sắp kết thúc để chuẩn bị hóa bướm thì người dân sẽ sử dụng một vài cách để tiêu diệt sâu bướm”. Đan xen đó còn có những thuật ngữ đặc trưng như: “Gam trứng hay Né”, cũng sẽ được tìm hiểu nếu các bạn có dịp tới đây.
5. Giá thành nguyên liệu, phải thừa nhận rằng, nếu không phải là người trong nghề, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị chóng mặt bởi một quy trình gian khổ “Nuôi nó lớn, để nó nhả tơ, đem lại năng xuất lao động”. Thông thường, sản phẩm nguyên liệu được tạo ra với một quá trình tỉ mỉ và cẩn thận thì giá thành của chúng cũng sẽ cao tương ứng. Nhưng với tơ tằm ở nơi đây lại khác hẳn, để có thể cạnh tranh được với nhiều loại tơ tổng hợp trên thị trường thì giá cả của chúng sẽ phải hợp lý. Trung bình, 1 kg tơ có giá khoảng 120.000 đồng, tùy vào từng thời điểm cụ thể mà giá có thể giao động hơn kém.
Và đấy cũng là những nội dung chủ yếu xoay quanh đến việc “Trồng dâu nuôi tằm” của một làng nghề truyền thống, mà Chương trình Phú Yến vừa gửi tới các bạn. Tìm hiểu một nét văn hóa truyền thống cũng là biết thêm một điểm đẹp ở nơi ta đến.